Mỡ bôi trơn là chất bôi trơn ở dạng bán rắn, được pha chế theo một quy trình nghiêm ngặt với thành phần chính bao gồm dầu gốc và chất làm đặc kết hợp với các phụ gia chống gỉ, ăn mòn, chịu nhiệt, chịu nước…
Chúng ta cùng tìm hiểu các cách sau để lựa chọn được những loại mỡ bôi trơn phù hợp nhất.
1. Chọn mỡ thích hợp cho các ứng dụng.
Mỡ có những ưu tiên khác nhau được thiết kế để đảm bảo có thể hoạt động tốt nhất trong điều kiện nhất định.
Để chọn mỡ đúng, điều cần thiết là xem xét các điều kiện hoạt động của thiết bị :
- tốc độ : ( chỉ số độ nhớt của mỡ )
- mức độ tải trọng, sốc : ( non EP / EP )
- nhiệt độ làm việc : ( nhiệt độ làm việc thực tế / nhiệt độ nhỏ giọt của mỡ )
- môi trường xung quanh : ( tính năng cơ bản của từng gốc làm đặc )
- các loại kich cỡ, kích thước của thiết bị ( độ xuyên kim – NLGI )
2. Chọn độ nhớt dầu gốc và các loại phụ gia.
Độ nhớt dầu gốc : phải phù hợp với tải trọng và tốc độ của các ứng dụng ở nhiệt độ hoạt động, điều này sẽ giúp đảm bảo bảo vệ tối đa và tuổi thọ linh kiện. Mỡ sử dụng có chỉ số độ nhớt cao thì khả năng chịu nước cao hơn và phù hợp với hoạt động tải nặng hoặc các ứng dụng nhiệt độ cao. Mỡ bôi trơn với chỉ số độ nhớt thấp có thể giúp tăng cường việc bảo vệ thiết bị tốc độ chậm, vòng bi tải lớn hoặc hiệu suất nhiệt độ thấp.
Độ nhớt của dầu gốc phù hợp cho vòng bi có thể được tính toán dựa trên yếu tốc kích thước và tốc độ của vòng bi.
Ví dụ: Vòng bi có RPM 600 vòng 1 phút và đường kính vòng bi là 37 cm , ta nên chọn loại mỡ bôi trơn có độ nhớt của dầu gốc là 220 .
Các loại phụ gia : Non-EP ( chịu tải nhẹ, tốc độ vòng bi cao), EP ( chịu cực áp), MoS2 ( chịu tải, va đạp, tốc độ vòng bi chậm), RO (chống rỉ sét và oxy hóa), AW (chống mài mòn)..
Đối với những chuyển động chậm, vòng bi băng tải...nên sử dụng loại mỡ có phụ gia EP và AW, nhưng ở những động cơ điện vận hành ở nhiệt độ và tốc độ cao chỉ nên chon phụ gia AW, lý do phu gia EP không được dùng cho đông cơ điện vì đặc tính ăn mòn hóa học tại nhiệt độ cao của nó có thể làm hư hại thiết bị của bạn.
3. Tra mỡ vừa đủ.
Tra mỡ không đủ hoặc dư là nguyên nhân gây nên tốn kém hơn 90%. Ngoài hư hỏng vòng bi, nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề do di chuyển của chất bôi trơn vào các thiết bị khác. Thông thường, không bao giờ được tra nhiều hơn hai phần ba, để luôn tạo môt khoảng không cho phép vận hành tối ưu. Như vậy, chúng ta vừa tiết kiệm tiền bạc vừa đảm bảo hiệu quả thiết bị.
4. Tránh không tương thích.
Trước khi tra mỡ mới, phải luôn làm sạch thiết bị, loại bỏ triệt để mỡ cũ đã sử dụng trước đó. Điều này tránh vấn đề không tương thích và giúp đảm bảo rằng mỡ mới có thể vận hành ở mức tối ưu.
5. Xem xét việc sử dụng mỡ có dầu gốc tổng hợp Synthetic
Khi so sánh với mỡ dầu gốc khoáng, mỡ công thức sử dụng loại dầu gốc tổng hợp cung cấp tốt hơn sức đề kháng oxy hóa, ăn mòn và độ dày lớp bôi trơn cao - đảm bảo thiết bị vận hành và bảo vệ ngay cả trong điều kiện nhiệt độ cao. Ngoài ra, các loại dầu gốc tổng hợp có khả năng đóng góp vào việc giảm tiêu thụ năng lượng vì giảm ma sát lớn.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm và tư vấn, xin vui lòng liên hệ : Phòng Sales & Marketing - Mr Ba 0903796301
- Mỡ bôi trơn và công nghệ sản xuất (21.03.2016)
- Những yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến độ nhớt của dầu mỡ công nghiệp (29.12.2015)
- Mỡ bôi trơn công nghiệp có chức năng gì? (29.12.2015)
- Thị trường mỡ bôi trơn Việt nam: phân loại và ứng dụng. (29.12.2015)
- Thị trường Mỡ bôi trơn (Grease) tại Việt Nam (29.12.2015)